CẦN TẬN DỤNG TỐI ĐA CÁC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG ĐỂ XÁC LẬP SỰ TỒN TẠI CỦA SÁCH
- Bàn về giải pháp phát triển văn hóa đọc thời kỳ chuyển đổi số rất nhiều chuyên gia đã khẳng định cần sự nỗ lực của các cấp các ngành với những giải pháp căn cơ, đồng bộ nhưng trên hết vẫn là ý thức của mỗi người.
- Để việc đọc sách trở thành thói quen của mỗi người, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Các nhà xuất bản, công ty sách nên tham gia đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hoá đọc tại các trường học như: Hoạt động Hội sách Mini - sinh hoạt chuyên đề, giao lưu tác giả - tác phẩm, tác giả ký tặng sách, tổ chức Hội sách tại khuôn viên hay hội trường của các trường.
(Các bạn HS lớp 4A Trường TH Đại Thắng đọc sách tại thư viện)
- Trường học là nơi thể hiện rõ nhất chức năng, sức mạnh của văn hóa đọc. Trường Tiểu học Đại Thắng coi việc xây dựng văn hóa đọc là công việc quan trọng đầu tiên để hình thành sinh hoạt trường học, lớp học. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay" Liên đội đã tích cực phối hợp với giáo viên phụ trách lớp triển khai tới từng Học sinh.
- Văn hóa đọc có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ nâng cao nhận thức mà còn hình thành nhân cách con người. Vì vậy, ngay từ khi ở bậc tiểu học, cha mẹ và thầy cô giáo hãy khuyến khích, hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. Điều đó sẽ giúp hình thành thói quen đọc sách và có thể khuyến khích giới trẻ đến với sách nhiều hơn.